Lưu ý cần ghi nhớ khi lập kế hoạch kinh doanh?

hanhnguyeneee

Thành Viên
Tham gia
14/4/23
Bài viết
30
Điểm
6
Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, việc lập kế hoạch kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh không chỉ là một bước đầu tiên để khởi động một doanh nghiệp mà còn là một công cụ quản lý chiến lược để đạt được mục tiêu và thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi. Hãy cùng GoSELL tìm hiểu cách lập kế hoạch kinh doanh và tại sao nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp.

lap-ke-hoach-kinh-doanh-02.jpg


Những điều cần lưu ý khi viết kế hoạch kinh doanh​

Một số điều cần chú ý khi bắt tay vào việc kế hoạch kinh doanh.

Phác thảo ý tưởng kinh doanh cơ bản​

Trước khi xây dựng hay viết kế hoạch kinh doanh, bạn nên bắt đầu từ bước phác thảo những ý tưởng kinh doanh mà mình nghĩ ra. Đồng thời, bạn hãy đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào? giúp cho bạn xác định rõ các bước phác thảo cho bản kế hoạch kinh doanh của mình.
>>>Xem thêm: 10 ý tưởng kinh doanh mới lạ ở nước ngoài có thể áp dụng tại Việt Nam

Lên ý tưởng kinh doanh cụ thể​

Một ý tưởng kinh doanh độc đáo nó sẽ khác xa với thực tế khi triển khai, chẳng hạn như gặp nhiều thử thách. Thế nhưng, nếu đã là một ý tưởng tốt, xây dựng được một kế hoạch kinh doanh khả thi, cụ thể thì bạn đã đạt được một nửa thành công.

Triển khai nghiên cứu thị trường​

Nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh. Việc kiểm tra, thực hiện khảo sát thị trường nhằm mục đích để biết được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có phù hợp với xu hướng thị trường hay nhu cầu của khách hàng không. Sự thành công của kế hoạch không chỉ là nhờ ý tưởng mà còn quyết định bởi nhu cầu của khách hàng.

Tìm người có năng lực giỏi để hỗ trợ​

Bạn không thể nào tự xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và chính xác một mình được. Thay vào đó, bạn nên có sự hỗ trợ từ các công sự có trách nhiệm. Bạn có thể lựa chọn những cộng sự có chuyên môn khác nhau có thể giúp bạn thực hiện những công việc không phải điểm mạnh của mình. Ngoài ra, người hỗ trợ còn có thể giúp bạn khắc phục các lỗi sai.

Kiểm soát tài chính vững vàng​

Nắm giữ kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán là yếu tố giúp bạn có thể xây dựng cho doanh nghiệp một bản kế hoạch kinh doanh chính xác và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm máy tính, kiểm soát dữ liệu… thành thạo sẽ giúp cho doanh nghiệp có những tính toán, dự trù chi phí thích hợp, nâng cao tính khả thi của kế hoạch.

Tập trung vào hoạt động kinh doanh​

Khi bạn đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh vào một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn sẽ thấy rằng khi có chuyên môn cao và kinh nghiệm, bạn sẽ làm tốt hơn rất nhiều so với những người không biết. Vì vậy, hãy tìm ra điểm mạnh của mình và tập trung làm nổi bật trong các ý tưởng kinh doanh. Điều đó sẽ giúp bạn có một vũ khi mạnh để sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn tham khảo kèm ví dụ cực chi tiết​

Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xin gửi đến bạn mẫu kế hoạch kinh doanh cùng với ví dụ cực kỳ chi tiết tại đây:

3 quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh​

Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn và súc tích​

GoSELL.vn nghiên cứu và ra kế quả rằng không ai muốn đọc một bản kế hoạch kinh doanh dài tận 100 trang hay kể cả là 40 trang. Việc làm một bản kế hoạch dài dòng, lan man sẽ chỉ khiến người đọc không thể chọn lọc được hết thông tin, thậm chí là bỏ dở giữa chừng vì quá nhàm chán.
Hơn thế nữa, mục đích của bản kế hoạch kinh doanh là công cụ để quản lý dự án hiệu quả và phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài, và nó cần được điều chỉnh, bổ sung liên tục. Việc sửa đổi một xấp giấy tờ dày cộm quả thực rắc rối và dễ mắc sai lầm, cho dù đó là người có kinh nghiệm.
Vì vậy, đừng quên “keep it short” – giữ cho bản kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, súc tích.

Kế hoạch kinh doanh cần phù hợp với người đọc​

Một bản kế hoạch kinh doanh có thể gửi tới nhiều người: sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng,… Không phải ai trong số đó cũng hiểu hết về những thuật ngữ và danh từ riêng, từ viết tắt,… mà bạn nói. Bởi thế, trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, hãy dự tính trước nó sẽ được gửi đến ai và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dễ hiểu nhất đối với họ, đồng thời giải thích rõ ràng đối với các danh từ riêng, từ viết tắt,…
Với khách hàng không phải người hiểu rõ kiến thức trong ngành, việc giải thích rõ ràng các thuật ngữ là điều nên làm.
Bạn cũng có thể sử dụng phụ lục của bản kế hoạch để cung cấp thêm chi tiết cụ thể.

Đừng quá sợ hãi khi lập kế hoạch kinh doanh​

Đại đa số doanh nhân không phải là chuyên gia kinh doanh với bằng cấp cao mà chỉ tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và hình thành thói quen tốt trong quá trình làm việc. Bạn cũng giống họ, nên đừng quá lo lắng nếu chưa thể lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
Nếu bạn đủ hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình và đam mê với nó, việc viết ra một kế hoạch kinh doanh sẽ không khó khăn như bạn nghĩ. Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu với bản kế hoạch kinh doanh đơn giản chỉ trên một mặt giấy giống như đề cương sơ bộ, rồi dựa vào đó để triển khai chi tiết sau.

Lập kế hoạch kinh doanh là một quá trình không thể bỏ qua để định hình và điều hướng sự phát triển của một doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh giúp xác định mục tiêu, phân tích môi trường kinh doanh và định hình chiến lược. Ngoài ra, nó còn giúp tối ưu hóa tài nguyên, quản lý rủi ro và định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Hãy đặt kế hoạch kinh doanh làm cơ sở cho sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
 

Cài Đặt Win Và Phần Mềm Máy Tính Online

Danh sách các Website diễn đàn rao vặt

Top