10 nguyên nhân khiến các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ

thuhuong_1998

Thành Viên

Kinh doanh thua lỗ là điều mà không một cá nhân hay doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra. Hiểu được những lo lắng đó, trong *** viết hôm nay GoACADEMY sẽ nêu ra các nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp dễ rơi vào thua lỗ. Cùng đón đọc nhé!


aHs5Sg_I_X1c2YxfZB_bjC72SwdcBu-XWqgqjGzX7MMVGEGaf2PG7B4y_jakC3bxZfKVeBPDuypz_pPQdiG7YrLHxNV2gCqgZxf6hQhT2yheJ0Y8ysN6D4rdyvhytr_sPFrvXliIJuCxITZ3SSipIyU

Không nghiên cứu kỹ thị trường​

Không nghiên cứu kỹ thị trường là một trong những lý do hết sức phổ biến dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ. Điều này là hậu quả từ việc không tìm hiểu kỹ thị trường về nhu cầu, hành vi tiêu dùng, đặc điểm nhân khẩu của nhóm khách hàng mục tiêu hay đối thủ cạnh tranh,...

Chẳng hạn: Nếu bạn kinh doanh những đôi giày sang trọng ở một vùng nông thôn, thì chắc chắn bạn sẽ không thể bán được đôi nào, nếu bán được thì cũng rất ít. Đây chính là một thực tế cho việc không nghiên cứu kỹ thị trường trước khi kinh doanh.

Vì vậy, trước khi kinh doanh, sản xuất sản phẩm nào đó, bạn cần nghiên cứu thật rõ thị trường nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều đó, thì trước hết bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

- Những sản phẩm, dịch vụ nào đang phổ biến trên thị trường?

- Thị trường đang thiếu gì?

- Người tiêu dùng cần gì?

- Nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu ra sao?

Sau khi nghiên cứu, tìm ra thị trường mà bạn muốn hướng đến, hãy triển khai các hoạt động marketing mạnh mẽ để khách hàng có thể tiếp cận được với những sản phẩm mới.

Không có kế hoạch kinh doanh cụ thể​

Không có kế hoạch kinh doanh cụ thể chính là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao kinh doanh thất bại?”. Bởi đây là yếu tố quan trọng và cần thiết để các công ty, doanh nghiệp phát triển một cách lâu dài và bền vững.

Mỗi doanh nghiệp đều có những tiềm năng, yếu tố cũng như các công việc phải và cần được tính toán chi tiết tỉ mỉ trong kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng về sản phẩm hay dịch vụ, lên giá thành, chiến lược đánh giá khách hàng, chiến dịch quảng bá,... trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Thiếu đi kế hoạch cũng đồng nghĩa với việc bạn không nghiên cứu tỉ mỉ về thị trường, địa điểm cũng như khách hàng trước khi bắt tay vào kinh doanh. Bởi điều cơ bản nhất trong kinh doanh là phải tóm lược được vốn đang có, những thử thách có thể gặp phải, hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai,… trong kế hoạch kinh doanh.

Kế hoạch không chỉ giúp bạn biết rõ hơn mình đã, đang và sẽ làm gì mà còn xem bạn đã làm được bao nhiêu, giúp bạn phát triển và mở rộng trong tương lai dễ dàng hơn.

Không chuẩn bị tốt nguồn tài chính​

Một trong những nguyên nhân kinh doanh thua lỗ chính là không chuẩn bị tốt nguồn tài chính. Với những người lần đầu bắt tay vào kinh doanh, họ chưa thể xác định được số vốn cần có là bao nhiêu thì hợp lý, chưa biết cách quản lý dòng tiền, hay thậm chí là vay vốn quá nhiều,... Gánh một số nợ quá lớn ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp có thể sẽ chưa thu lại lợi nhuận ngay trong vòng mấy tháng đầu. Bởi vốn quá ít nên lợi nhuận phải dùng để xoay vòng vốn ngay. Do đó, khi mới bắt tay vào kinh doanh, bạn không nên mong chờ nó sẽ làm bạn phát tài ngay phút chốc. Hãy chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng để khi chưa thấy lợi nhuận đâu, bạn sẽ không nản lòng và dừng lại ngay lập tức.

Quản lý không hiệu quả​

Quản lý không hiệu quả cũng là một yếu tố dẫn đến kinh doanh thất bại. Bởi nhiều bạn trẻ khi mới bắt đầu khởi nghiệp thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính, sản xuất, tuyển dụng và nhân sự.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp kinh doanh theo phong trào, người lãnh đạo không am hiểu sâu sắc từng lĩnh vực trong quy trình hoạt động của công ty cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai lầm khi doanh nghiệp hoạt động.

Vì thế, trước khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định về lĩnh vực kinh doanh, càng hiểu sâu càng tốt. Bạn cũng có thể lựa chọn những nhân viên có kinh nghiệm hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Không kiểm soát được chi phí​

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc không kiểm soát được chi phí là một trong các yếu tố chính dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Bởi việc kiểm soát chi phí không hiệu quả thì chẳng mấy chốc mà số vốn bạn bỏ ra không mấy chốc mà hết sạch, nâng cao khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính và nợ nần cho doanh nghiệp và bản thân bạn.

Vì vậy, bạn cần có một bộ phận kế toán để kiểm soát hoạt động tài chính trong doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch.

Chọn địa điểm kinh doanh​

Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thu hút khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với họ, dễ dàng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Để có được điều đó, trước hết, bạn cần thiết phải tìm hiểu rõ địa bàn mà bạn định chọn là địa điểm kinh doanh có cho phép kinh doanh ngành, nghề mà bạn định kinh doanh hay không. Bởi nếu chọn sai sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp và thậm chí là dẫn đến kinh doanh thất bại.

Kinh doanh quá nhiều lĩnh vực​

Kinh doanh quá nhiều lĩnh vực cũng là một trong các nguyên nhân kinh doanh thua lỗ, đặc biệt là đối với những người mới kinh doanh lần đầu. Theo GoACADEMY, là một người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn nên chú trọng và phát triển kinh doanh một lĩnh vực mình am hiểu nhất sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận nhất.

Bởi khi ôm đồm quá nhiều lĩnh vực chưa chắc đã đem lại hiệu quả cao nhất mà đòi hỏi bạn cần phải có cái nhìn xa, kiến thức chuyên sâu về nó nếu muốn thành công.

Chỉ nghĩ đến doanh số​

Chỉ nghĩ đến doanh số cũng là nguyên nhân kinh doanh thua lỗ. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ mải mê nghĩ đến doanh số mà quên mất rằng thực ra mục đích kinh doanh là lợi nhuận chứ không phải doanh số.

Nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã vội tự hào về sự phát triển kinh doanh mở rộng quy mô nhanh chóng. Đặc biệt thể hiện bằng một vài hợp đồng hay công trình lớn. Doanh nghiệp vội vã đầu tư dây chuyền lớn, hiện đại, tuyển nhiều nhân viên. Nhưng kết quả lại thật đáng buồn.

Khi các doanh nghiệp lớn tăng doanh số, tăng thị phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó duy trì hoạt động tốt. Bởi đó là chính sách kinh doanh phù hợp với các tập đoàn, các công ty quốc tế trường vốn. Tất nhiên nếu không có doanh số thì không thể có lợi nhuận. Nhưng không có nghĩa là doanh số càng cao thì lợi nhuận càng cao. Sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn tại của doanh nghiệp nếu doanh số tăng mà lợi nhuận thực tế lại không tăng tương xứng. Nếu lợi nhuận vẫn như cũ thì doanh nghiệp phá sản chỉ còn là vấn đề thời gian vì doanh nghiệp sẽ không chịu nổi những chi phí tăng thêm.

Không có sản phẩm mang tính cạnh tranh​

Khả năng thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm. Một sản phẩm có tính cạnh tranh không đơn giản là hơn các sản phẩm khác về giá cả, chất lượng. Điều quan trọng là doanh thu phải đảm bảo bù đủ các chi phí ngoài ra còn đem về lợi nhuận. Điều này áp dụng cho cả các sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm dịch vụ, các ngành công nghệ cao cũng như cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công, cá thể.

Sẽ chẳng giúp ích được gì cho nhà doanh nghiệp nếu sản phẩm dù tốt hơn, rẻ hơn mà doanh thu vẫn không đảm bảo trang trải các chi phí cần thiết. Như vậy tính cạnh tranh của một sản phẩm sẽ không phải do một kế hoạch, một đề án kinh doanh quyết định mà hoàn toàn do thị trường quyết định. Rất có thể khi mới thành lập doanh nghiệp, sản phẩm có tính cạnh tranh thật nhưng sau đó không duy trì được lâu dài. Doanh nghiệp nào không có sản phẩm có tính cạnh tranh thì nên rút lui sớm khỏi thị trường để hạn chế thiệt hại về vốn.

Quá tin vào người khác​

Một trong những nguyên nhân kinh doanh thua lỗ là quá tin vào người khác. Họ thuộc đủ các đối tượng, từ đối tác, nhà tài trợ, nhân viên hay chính khách hàng.

Chẳng hạn: Nếu quá tin vào nhân viên của mình, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những hậu quả bất ngờ, thậm chí phải nhờ pháp luật hỗ trợ. Hay việc quá tin vào ngân hàng khi bắt đầu đầu tư, nhưng nửa chừng ngân hàng lại quyết định không cho vay tiếp. Khi doanh nghiệp quá tin vào khách hàng cũng có thể bị từ chối nhận hàng, không chịu thanh toán đủ và đúng hạn.

Doanh nghiệp sẽ phải chịu những hậu quả to lớn, thậm chí là phá sản nếu thiếu cẩn trọng và không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Trên đây là 12 nguyên nhân chính dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ, hy vọng với những thông tin mà GoACADEMY đề cập sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm cần thiết khi tham gia vào đường đua kinh doanh.
 

Cài Đặt Win Và Phần Mềm Máy Tính Online

Danh sách các Website diễn đàn rao vặt

Top